Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga chứng minh sự vô ơn của châu Âu
Châu Âu dù được Nga cứu giúp nhưng sẵn sàng hùa nhau và câu kết với Mỹ chống lại Nga.

 


Bài học từ lịch sử

 

Học giả người Nga Igor Bocharnikov mới đây đã có bài viết vạch trần sự “vô ơn” của châu Âu với những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi. Ông cũng chỉ ra rằng trước thực tế luôn bị châu Âu “bài xích”, Nga cần có chiến lược hợp lý, đó chính là chiến lược Á-Âu!

 

Theo ông Bocharnikov, trong lịch sử, mỗi khi bị đe dọa, châu Âu lại trông đợi vào Nga. Nhưng sau khi khó khăn được giải quyết nhờ sự tham gia của nước Nga, châu Âu lại thổi bùng chiến dịch bài Nga mới.

 

Nước Nga nhiều lần hi sinh chính bản thân mình để cứu vớt các đồng minh Pháp và Anh trong Thế chiến I (1914-1918). Thế nhưng, không một ai mời nước Nga Xô viết hay thậm chí các đại diện Bạch vệ (trong đó có nhiều tướng lĩnh và sĩ quan từng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất) tới dự lễ Đức ký kết đầu hàng.

 

Không những thế, các nước từng là đồng minh và được Nga cứu giúp lại tập hợp nhau lại hòng xâu xé nước Nga.

 


Thành phố St. Lo của Pháp hoang tàn trong Thế chiến II (Ảnh chụp tháng 8/1944)

 

Tương tự là sau Thế chiến II (1939-1945). Liên Xô dù đóng góp lớn trong chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản lại không được hưởng sự yên bình. Thế chiến II kết thúc cũng là lúc Liên Xô đối mặt với Chiến tranh Lạnh với sự bao vây cô lập và tấn công từ nhiều phía của cả những kẻ từng mang ơn “cứu mạng”.

 

Còn bây giờ, trước thềm kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, châu Âu từng được giải cứu khỏi thảm họa Hitler năm 1945 đang hùa nhau chống Nga, quốc gia đã hứng những gánh nặng lớn nhất trong cuộc chiến tàn khốc.

 

Theo ông Bocharnikov, những điều này làm nổi rõ thái độ thực chất của châu Âu đối với Nga. Vì vậy mà mọi hy vọng châu Âu sẽ tìm kiếm mối quan hệ bình đẳng với Nga đều chỉ là ảo tưởng.

 

Đối với nước Nga, một cường quốc Âu-Á, chiến lược địa chính trị Á-Âu là một trong những dự án phát triển đầy hứa hẹn. Không có quốc gia liên châu lục nào trên thế giới lại sở hữu những kích thước và tiềm năng to lớn, mạnh mẽ như Nga.

 

Tuy nhiên, trong những thế kỷ qua, xu hướng chính sách đối ngoại của Nga nghiêng về châu Âu. Còn châu Á luôn ở bên lề dù cho các nguồn lực phát triển hiệu quả đất nước lại tập trung nhiều ở đây.

 

Học giả này đã chỉ ra nguyên nhân của định hướng chính sách này nằm ở chính suy nghĩ của các chính trị gia Nga, rằng nước Nga là "một quốc gia châu Âu nên phù hợp theo các tiêu chuẩn châu Âu".

 

Thế nhưng, như lịch sử đã chứng minh, người Nga chưa hề và sẽ chẳng bao giờ được coi là những người châu Âu. Nước Nga quá lớn đối với châu lục và điều đó làm cho châu Âu luôn lo ngại.

 


Liên Xô đã giải cứu châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít trong Thế chiến II

 

Học giả Bocharnikov cho rằng, phương hướng chiến lược Á-Âu đang trở thành mục tiêu phát triển chủ đạo của Nga. Lợi ích của Nga không phải ở châu Âu, nơi đang dần mất vị thế như một trung tâm chính trị và kinh tế thế giới, mà là ở châu Á, và trước hết là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

Tiềm năng của khu vực này được minh chứng bằng định lượng cụ thể như nền kinh tế các nước châu Á-Thái Bình Dương đang làm ra hơn 57% GDP toàn cầu và tỷ lệ này sẽ chỉ tiếp tục tăng trong tương lai.

 

Bản thân nước Mỹ, siêu cường hàng đầu thế giới, cũng tái định hướng vào khu vực này. Tháng 2/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố một mục tiêu chủ đạo trong nhiệm kỳ thứ hai của mình là khẳng định địa vị ưu thế của Mỹ trước khối các nước châu Á-Thái Bình dương.

 

Chuyến công du của ông Obama tới các nước châu Á vào tháng 4/2014 được thực hiện nhằm thúc đẩy mục tiêu được nêu. Nhưng chuyến đi đem lại không nhiều thành công, càng bộc lộ những điểm yếu trong vị thế của Mỹ ở khu vực.

 


Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2014 ở Bắc Kinh

 

Trong khi đó, với vị trí địa lý đặc biệt, tiềm năng kinh tế mạnh mẽ và đặc biệt là mối quan hệ thuận lợi với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh, nước Nga đang nắm những cơ hội thực sự để nếu không trở thành một thủ lĩnh hàng đầu thì ít ra cũng là một thành viên bình đẳng của cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương.

 

Tiến sĩ khoa học chính trị Igor Bocharnikov nhận định phương hướng chiến lược Á-Âu vô cùng quan trọng với nước Nga, và nó cần phải là sự phát triển đối tác và hợp tác cùng có lợi không chỉ với riêng Trung Quốc mà cả Ấn Độ.

 

Kết luận được đưa ra là lịch sử các quan hệ giữa Nga và châu Âu cũng như tình hình địa chính trị hiện đại sẽ xác định nhu cầu thiết yếu tăng cường các nỗ lực của Nga trên toàn không gian châu Á, từ Trung Đông đến Viễn Đông với mục tiêu khẳng định vai trò như một quốc gia Á-Âu hàng đầu.




Mỹ tiếp tục đe dọa Nga

 

Kể từ sau Thế chiến II tới nay, Nga luôn phải chống đỡ các đòn tấn công của một cựu đồng minh khác là Mỹ. Lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, Mỹ cùng với châu Âu tiếp tục lặp lại những hành động “xấu xí” mà họ đã làm trong quá khứ.

 

Ngày 1/3, tại Geneve diễn ra các cuộc hội đàm giữa người đứng đầu các cơ quan ngoại giao Nga và Mỹ nhằm thảo luận tình hình xung quanh vấn đề Ukraine. Trước cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đe dọa sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế mới chống Nga với cáo buộc Moskva và lực lượng li khai miền Đông Ukraine không thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận Minsk về xử lý cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

 

Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố đằng sau lời đe doạ này là âm mưu phá vỡ các thoả thuận Minsk-2 vừa đạt được hôm 12/2.

 


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

 

Theo ông Kerry, các lệnh trừng phạt mới chống nga có thể sẽ được áp dụng trong thời gian tới bởi hiện cả Nga lẫn các lực lượng li khai được Moskva hậu thuẫn đều không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đã cam kết, cụ thể là việc rút vũ khí khỏi giới tuyến giao tranh.

 

Như vậy, Mỹ vẫn có ý định tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt chống Nga và gia tăng trợ giúp chính quyền Ukraine. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ cho biết Tổng thống Obama sẽ đưa ra quyết định sau khi tham vấn với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

 

Dù không tiết lộ cụ thể các biện pháp trừng phạt, song ông Kerry nhấn mạnh Mỹ và Liên minh châu Âu đang có sự đồng thuận trong chính sách trừng phạt Nga. Ông Kerry cũng mừng ra mặt khi thông báo đồng rúp Nga đã mất giá 50%, lượng vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi nền kinh tế Nga lên đến 150 tỷ USD và theo một số dự báo Nga sẽ lâm vào suy thoái khi các biện pháp trừng phạt “ngấm” sâu hơn vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đất nước Bạch Dương.

 

Về phía mình, Ngoại trưởng Nga Lavrov cáo buộc phương Tây không quan tâm đến việc thực hiện các thoả thuận Minsk nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Để che giấu âm mưu của mình, thời gian gần đây phương Tây liên tiếp đưa ra cáo buộc và doạ nạt Nga nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận quốc tế.

 

Ông Lavrov một lần nữa khẳng định EU và Mỹ thực sự không muốn hợp tác với Nga khi đưa ra các yêu cầu rất vô lý như việc rút vũ khí chỉ được thực hiện trong điều kiện ít nhất 24h liên tục không có tiếng súng, điều không thể thực hiện được trong bối cảnh giao tranh hỗn loạn như hiện nay.

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng để ngỏ khả năng tiếp tục gia tăng áp lực trừng phạt lên Moskva nếu tình hình tiếp tục xấu đi. Bà Merkel gần như quy cho Nga trách nhiệm về thoả thuận Minsk-2.

 

Hiện có nhiều chuyên gia châu Âu nhận định lập trường của EU hiện đang bị Mỹ chi phối và Washington bất an trước việc các lực lượng nổi dậy miền Đông có thể thừa thắng xông lên tiếp tục đánh chiếm Mariupol, thành phố chiến lược với hơn 500.000 dân và là cửa ngõ đường bộ nối liền với vùng lãnh thổ Crimea vừa sáp nhập vào Nga.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Vụ Boris Nemtsov: Dìm Nga trong khủng hoảng kép chính trị-kinh tế? (02-03-2015)
    Đùa với lửa (01-03-2015)
    Giá dầu và cuộc so găng quyền lực (01-03-2015)
    Trung - Ấn – Nga liên thủ chống lại Mỹ? (01-03-2015)
    Nguy cơ từ cuộc tuần hành tưởng niệm Boris Nemtsov (01-03-2015)
    Hawaii trong cuộc so kè Trung - Mỹ (01-03-2015)
    Dân Hàn Quốc khó chịu vì cuộc "xâm lăng" của TQ (28-02-2015)
    Khi Putin chiếm Setpoint trong cuộc chiến Ukraine (28-02-2015)
    Lãnh đạo đảng đối lập Nga bị bắn chết  (28-02-2015)
    Đã xác định danh tính “tên đao phủ của IS” (27-02-2015)
    Nga - EU đang lao đến "miệng hố" chiến tranh vì Ukraine? (27-02-2015)
    Vì sao eurozone vẫn giữ Hy Lạp ở lại? (27-02-2015)
    Cảnh báo nguy cơ lớn từ Trung Quốc (26-02-2015)
    Ukraine, con tin của các cường quốc (26-02-2015)
    Putin: Ukraine đang gây 'tội ác diệt chủng’ (26-02-2015)
    Sự nhượng bộ đau đớn (26-02-2015)
    Anh gửi quân đến Ukraine, EU choáng váng (25-02-2015)
    Putin vạch “đường Ukraine phải đi“ (25-02-2015)
    Báo cáo rất đáng chú ý về tình hình Á, Âu  (25-02-2015)
    Khủng hoảng Ukraine: Mỹ, Nga đều thua, chỉ Trung Quốc thắng (25-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153168058.